[Cisco] Hướng dẫn backup cấu hình Router cisco bằng cách sử dụng TFTP 17 tháng 12 năm 2021 Một ngày nắng 30 độ C, bạn vừa học CCNA vài buổi về Router, cảm thấy phấn khích với con Router của công ty, muốn vọc và quậy các kiểu. Nhưng suy nghĩ lại lỡ nó mà hư thì tờ A4 trên bàn. Vì vậy, các bạn nhớ back up lại cấu hình trước, lỡ có bị gì thì có thể restore lại. Để triển khai bài Lab Backup Router Cisco các bạn cần có 1 PC dùng để làm TFTP server kết nối đến Router để backup cấu hình Router thông qua TFTP Ở đây mình sẽ hướng dẫn các bạn back up lại cấu hình với PC sử dụng hệ điều hành Windows và Ubuntu A. Đối với PC chạy hệ điều hành Windows. 1. Chuẩn bị Nối PC và Router bằng cáp chéo Đặt IP theo sơ đồ Cài TFTP server trên PC bằng cách dùng phần mềm tftpd32 để giả lập tftp server PC ping R thành công và ngược lại. Phải đảm bảo trên Router cấu hình telnet (hoặc SSH), ở đây mình sẽ sử dụng telnet để kết nối từ PC vào Router và backup cấu hình về. --...
Hướng dẫn cấu hình DMVPN trên Router Cisco Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cấu hình DMVPN kết hợp với mGRE, NHRP và IPSec để tạo các Tunnel kết nối giữa các chi nhánh Trong các bài viết trước mình đã giới thiệu về DMVPN, NHRP cũng như cấu hình GRE kết hợp IPSec, các bạn có thể tham khảo các bài viết: DMVPN là gì? Mô hình triển khai DMVPN NHRP là gì? Ứng dụng của NHRP trong DMVPN GRE Tunnel là gì? Hướng dẫn cấu hình GRE Tunnel Trên Router Cisco Trong bài viết này chúng ta sử dụng mô hình bao gồm 1 Trụ sở chính đóng vai trò là Hub và là Next Hop Server (NHS) chứa cơ sở dữ liệu NHRP và 3 chính nhánh (Spoke). Mục tiêu của chúng ta là kết nối các chinh nhánh tới trụ sở chính và tạo các Tunnel khi các chi nhánh cần giao tiếp với nhau. Các Tunnel này được mã hóa bằng IPSec để bảo mật dữ liệu. Các bước cấu hình bao gồm Bước 1: cấu hình DMVPN Hub và Next Hop Server (NHS) trên Router tại trụ sở chính Bước 2: cấu hình DMVPN Spoke trên các Router chi...
PHƯƠNG PHÁP CHIA SUBNET BẰNG CÁCH ĐẾM LÓNG NGÓN TAY Khi tính toán IP, chia subnet thì chúng ta thường áp dụng công thức để tính toán. Công thức tính là 2^n và 2^h - 2 ( 2^m -2 ), -Để tính tổng số subnet có được sau khi chia ta dùng công thức 2^n, trong đó n là số bit mượn để chia subnet trong octet đó (mượn làm network id). -Để tính tổng số host/subnet ta dùng công thức 2^h-2, trong đó h là tổng số bit còn lại dùng làm host sau khi đã mượn . Ta phải trừ 2 vì cần bỏ địa chỉ subnet id và broadcast. Nói sơ sơ qua cách tính truyền thống như vậy thôi, giờ chúng ta tìm hiểu cách nhẩm nhanh bằng cách đếm lóng tay nhé! PHƯƠNG PHÁP CHIA SUBNET BẰNG CÁCH ĐẾM LÓNG NGÓN TAY Đầu tiên các bạn xòe bàn tay trái ra và đếm theo hình: Đếm theo số màu đen nhé! Các bạn để ý bàn tay chúng ta có tất cả 14 lóng tay, mỗi lóng tay tương trưng cho 1 bit nhé! ^^ Đếm 2 4 8 16 32 64 128 256 512 1024 2048 4096 8192 16384. Đếm đi đếm lại cho thuộc đi nhé các bạn. - Để tính tổng số lượng Subnet...
Nhận xét
Đăng nhận xét